“Cogito ergo sum” Tôi tư duy nên tôi tồn tại, câu này của Descartes thì ai cũng biết, nhưng ông lại là người nghi ngờ mọi thứ, nghi ngờ cả việc, liệu cuộc đời của một con người có phải là giấc mơ, ta đang sống trong đời thực hay ta đang mơ. Hoài nghi tạo nên những bước tiến vĩ đại trong lịch sử con người, nhưng tôi không định thuyết giảng cho em một bài học về tư duy hay hoài nghi chủ nghĩa mà các nhà triết học kinh viện đã đang và mãi cứ miệt mài nghiên cứu để tìm ra cội nguồn của ý thức con người, tôi nói câu đấy của Descartes để nói lên suy nghĩ khác của tôi, đối với tôi, thực tại mà chúng ta nắm bắt được chính là nhờ ở khả năng quan sát của chúng ta. Tôi quan sát chính là tôi đang sống.

Tại sao quan sát lại quan trong vậy? Tôi là một kẻ ham mê đọc sách, thích xem phim ảnh và thích lang thang đây đó, tôi đã rút ra được nhiều điều trong những đam mê của mình, tôi hiểu rằng đọc sách và phim ảnh giúp cho ta có được những trải nghiệm của những cuộc đời khác, giúp cho ta quan sát một cách bị động thế giới, và giúp cho ta có một hình dung về sắc diện của cuộc sống này, nhưng đọc và xem không giúp ta có được một tư duy sắc sảo, một cảm quan tinh tế về cuộc sống, và đặc biệt nó sẽ luôn làm cho ta hoài nghi. Tất cả những điều đó đến với ta qua sự quan sát. Ý tôi nói đến nghĩa đen và nghĩa bóng của từ quan sát. Tôi không đồng tình với Plato rằng, chúng ta chỉ có thể cảm nhận và biết chính xác về thế giới qua lý tính chứ không phải bằng giác quan của mình. Đối với tôi, giác quan là thứ quan trong nhất giúp ta định hình ra thế giới ta đang sống, giúp ta nuôi nấng cảm xúc của mình, và đặc biệt là dựa vào quan sát. Nếu không quan sát thủy triều lên xuống thì một nhà bác học nào đó thời trung cổ đã chẳng đưa ra điều mà giờ thì ai cũng biết đó là mặt trăng là tác nhân hút cả đại dương lên xuống đến vài mét. Nếu không quan sát chúng ta sẽ vô tình để cho hồ Gươm càng ngày càng thu gọn lại như một cái ao tù ở làng, một ngôi làng thủ đô nhếch nhác… Vì em là một người tín chúa, em tin vào quyền năng của chúa Jesus, vậy tôi sẽ nói rằng, nếu em quan sát em sẽ thấy sự hiện diện của chúa ở khắp mọi nơi, Chúa Toàn Năng, người tạo ra thiên nhiên này, xã hội này, và người mang đến cho ta đôi mắt sắc sảo gắn chặt với khả năng tư duy nhiều bậc để nhận ra người. Chúng ta không còn ở thời Trung Cổ, Chúa không còn là sở hữu riêng của linh mục và nhà thờ, Chúa đã tiếp cận chúng ta ở cấp độ trực diện hơn, ta ngồi lặng trong phòng mình và vẫn có thể cầu chúa xá tội, tôi cũng yêu Thiên Chúa của em là vì thế, tôi nhìn thấy Thiên Chúa của em và Đức Phật của tôi gần nhau vô cùng, Chúa và Phật ở trong tim mỗi người, và họ hiện diện trong thế giới để nhắc ta rằng ta phải quan sát để tư duy và từ đó hiểu rằng ta đang nằm trong khiếp sống của mình.

Em chắc còn rất trẻ, vì tôi đang xưng hô ở một danh phận lớn tuổi hơn mặc dù tôi cũng còn rất trẻ, nhưng trẻ không có nghĩa là sự quan sát của em kém tôi, kém những người nhiều tuổi hơn tôi, chỉ là ở đối tượng quan sát của em còn khác và mức độ tư duy nằm ở một chiều khác chẳng hạn. Như vậy tất nhiên mỗi người có một cách quan sát khác nhau, em chụp ảnh rất đẹp, con mắt nhìn cuộc sống của em rất đẹp, những khung hình của em đã nói lên điều đấy, tôi thấy trong hình là cả một thế giới phản ánh thế giới trong nhận thức về cuộc sống của em, tôi không nói rằng nó sai, nó thiếu, cái tôi muốn em quan sát ở đây nó bao trùm hơn một chút, đó là quan sát chuỗi vận hành của cuộc sống 1 cách sâu sát hơn. Tôi sẽ lấy ví dụ cho dễ hình dung, em chụp phía trước một cái sân ga, đúng hơn thì cái điểm nhấn của bức ảnh là dòng người đi bộ đang đi qua đường, bên phải là những chiếc oto láng bóng đang đứng đợi, vậy câu chuyện của em là gì, em nhìn thấy gì ở trong bức ảnh đấy, tất nhiên đấy là một bức ảnh đẹp theo một nghĩa nào đó, nhưng nó chưa toát lên được sự vận hành của cuộc sống. Rồi quay sang cái fanpage facebook mà tôi và một anh bạn lập ra với ý định bắt lại những khoảng khắc của cuộc sống đô thị. Em nhìn thấy cái ảnh cafe moca không? Tai sao cái ảnh đấy đáng được quan sát, vì nó có câu chuyện, câu chuyện là gì, là cái Pa nô của quán có hình một cô gái mặc yếm đào đang uôgns cafe , một cô gái mặc yếm là một người phụ nữ của thế kỉ trước, một cái gì đó thanh lịch, duyên dáng rất cổ điển, rất thục nữ và á đông, đang cầm cốc cafe tây (Moca mà), có làm em liên tưởng đến gì không? Tôi liên tưởng đến hai điều và có vẻ không điều nào mang nghĩa tích cực lắm, một là có thể đó là sự cấp tiến của phụ nữ Việt Nam thời xưa mà người ta lấy hình tượng ra cho một chủ đề gì đó liên quan đến Feminist, 2 đó là sự tôi đang hình dung đến những cô gái gọi, tôi xin lỗi, nhưng đó là điều khiến tôi lăn tăn về bức ảnh này. Ví dụ thế, đó là sự quan sát, và khi em quan sát, mọi bức ảnh đều trở nên giá trị, một giá trị có thể chẳng có nghía lý gì với người khác, nhưng có giá trị cho bản thân mình, cho khả năng quan sát của mình, cách mình nhìn nhận cuộc sống. Nếu ta không quan sát, ta sẽ thấy phố cổ chỉ là một hỗn độn xấu xí, nhưng nếu quan sát, phố cổ là cả một nét độc đáo hiếm có của thủ đô mình, cái nét độc đáo đến từ giác quan đó đã khiến người ta cứ đi vào, nán lại và yêu cái sự xấu xí hỗn độn đấy. Tôi không biết nói thế có đủ cho em hình dung về quan điểm của tôi hay không? Thời kì Baroque, người ta thích một khái niệm là “Carpe diem” – hiểu nôm na là nắm giữ từng khoảng khắc của hiện tại, và đối với tôi, khoảnh khắc đó chính là sự quan sát, sự quan sát giúp chúng ta nắm giữ vào mình những thời điểm không bao giờ lặp lại của cuộc sống, ban đầu, khi chưa lâp cái fanpage “moments of urban life” thì tôi chưa có hình dung rõ rằng lắm về cách thức để duy trì để giới thiệu, nhưng rồi tôi nhận ra cách mà chữ “Moment” hiện ra ở đó, đó là những điểm chấm trong cuộc sống đô thị, cuộc sống mà mỗi chúng ta đang ở trong đó, cuộc sống mà Chúa, Phật đã trao tặng cho ta.
ế
Nhiệm vụ của các nhà triết học là đi sâu vào tâm thức của con người, của vũ trụ để tìm ra bản chất của cuộc sống. Còn nhiệm vụ của chúng ta, không phải là lựa chọn mình là người duy vật hay duy tâm, vì xã hội hậu hiện đại bây giờ, là một xã hội đa nguyên, chúng ta duy vật trong cách nghĩ, nhưgn duy tâm trong cách cảm, chúng ta có nhiệm vụ nhìn ra cái đẹp của cuộc sống, để tạo nên một xã hội nhân vân, với những luôn lý đã tồn tại hàng nghìn năm nay được phát triển  và duy trì, để cuộc sống mãi mãi đẹp. Tôi không phải là kẻ giỏi nói, giỏi trình bày, và cũng chẳng phải là một người giỏi giang gì trong cuộc đời này, nhưng tôi chỉ hy vọng em hiểu cách tôi nhìn cuộc sống, cách tôi quan sát cuộc sống với tất cả những giác quan mở rộng, với tư duy luôn hoạt động trong mọi góc nhìn, hãy nhìn ra những câu chuyện trong những chuyến đi bằng cách quan sát em à, những nhà văn họ đâu có nhiều trải nghiệm đến thế, nhưng vì họ quan sát nên họ viết ra được những góc mà chúng ta nhìn thì giản đơn nhưng đọc vào rồi thì như mê hoặc, và thấy thật đẹp làm sao khung cảnh diệu kì đó. Nhưng quá dựa vào việc đọc để tìm ra vẻ đẹp, hãy quan sát để vẻ đẹp đó là của chính em, của cách tinh tế em nhìn vào cuộc đời này.

Facebook Comments Box

Comment