13 năm trước…

Một mảnh đất nhỏ nằm trên triền một con đồi thoai thoải cạnh nghĩa trang nơi an nghỉ của những người chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho vùng đất đỏ huyền thoại này. một hàng rào dâm bụt chạy quanh điểm những bông hoa nở tươi như những nụ cười hiền lành của con người nơi đây. Trong đó những cây cà phê đầy đặn như những chú lùn đậm người đang đứng đấy trống nạnh 1 cách hiên ngang với sức sống mãnh liệt được trồng theo hàng lối thành các lớp liên tiếp so với hàng rào, giữa những “chú lùn” đâu đó xuất hiện vài cây ăn quả cao vổng lên trên đặc trưng cho miền đất chỉ có hai mùa mưa nắng này: bơ, mãng cầu, sầu riêng…. Đứng từ ngoài nhìn vào, lẩn khuất giữa những màu xanh đậm nhạt của lá cây một ngôi nhà gỗ hiện ra giản dị, ấm áp và hiền lành.

Cũng là vùng đất đỏ, cũng cà phê hoa trắng, cũng không khí đậm mùi đất bụi, cũng hai mùa mưa nắng thay phiên nhưng có điện kéo về tận nhà, có tivi đêm ngày hát sướng, có đường trải nhựa, có xe máy cưỡi vi vu. Tôi sống ở thành phố được trở che bao bọc bởi núi rừng âm thầm và giản dị.

My old house

nhớ trong chuyện cổ Nga

khu rừng già rậm rạp

có ngôi nhà bằng gỗ

đứng trên đôi chân gà

của phù thủy xấu xa

lừa evan tội nghiệp.

Nhà của 13 năm trước

của tôi cũng nằm giữa màu lá xanh um

soài bơ sầu riêng mãng cầu mận

vạt hoa hồng, vạt dâm bụt nở bung

chú chó nhỏ đen nằm dài lười nhác

ngáp dài ngắm lũ gà siêng năng

mổ lóc cóc tìm giun trong đất

lũ gà con chiêm chiếp rộn ràng.

3 phòng nhỏ mái ngói đỏ tươi

Khuôn cửa sổ hứng đầy sắc nắng

giường lò xo trải bằng đệm đỏ

tường gián đầy báo chứa thế gian.

Ba mẹ tôi vất vả nhoc nhằn

Nhưng nhà con nụ cười rộn khắp

Vì tấm lòng không ngừng rộng mở

sống trên đời sống để yêu nhau.

13 năm sau…

ở đất thủ đô, cuộc sống ồn ào và vồn vã, những cái chân chất của con người dường như lẩn khuất đi để nhường chỗ cho những mưu toan, những suy tĩnh hằn học, cá nhân, những dối gian được chấp nhận để “tồn tại”, để “thích nghi” nơi có thứ gọi là “nghệ thuật sống”.

Chợt 1 tối đầu đông, trời se lạnh, những âm thanh hỗn loạn như tan biến trong cõi bất tận của đất trời. tôi thấy lại quê hương…

“Tôi như con chim đang bay trên đồi cao, tôi như con thú đi lang thang trong rừng sâu” những tiếng quên thuộc của Yphôn Ksor ở ngay đấy mà nghe như xa xăm trong cõi mông lung của lòng tôi, tôi chợt lặng đi như đã nhìn thấy “nữ thần mặt trời” mà tôi hằng tìm kiếm.

Tuổi thơ tôi kia! Đẹp làm sao!

một trưa hè nắng ánh lên màu đất đỏ

tiếng ve râm ran trên cây gạo nua già

lũ trẻ tôi trốn giấc ngủ trưa

tìm thích thú ở nghĩa trang đầu dốc.

bắt dế mèn nhốt cùng tuổi thơ

bắt dế gáy như lời ru thơ ấu

lăn lộn dưới gốc thông hiền hậu

chạy đuổi nhau dưới trời không mây.

những hôm có lễ hội từng bừng

bầy voi xám diễu hành qua đường phố

bước nhẩn nha vòi múa tung tăng

người quản tượng lắc lư như sóng.

Đứng nhìn với con mắt thơ dại

sợ hãi xen ngang niềm thích thú

muốn chạy ra lại ôm chặt chân Ba

“ta cóc sợ mi voi dù to lớn ạ ”

Và bao nhiêu màu khác

chứa trong lăng kính tuổi thơ

tôi lặng lẽ tua hình

thời gian trôi chầm chậm

tôi thấy lại tôi sợ ma đã khóc nhè!

Mỉm cười, những thời khắc đẹp quá. Những con người quê tôi trên kia, họ nói, họ cười, hộ hát, họ nhảy múa, đúng những người của nơi tôi mạo muội nhận là quê, họ thật như mặt nước của hồ ông Giám, sức sống của họ mãnh liệt như sông ĐaKtrông không bao giờ ngừng chảy, họ yêu quê hương như chim Krao luôn tìm về tổ ấm, họ hoang dã như núi rừng, họ nồng ấm như chén rượu cần, họ thật bụng như quả thông trần, họ yêu như tiếng chiêng yêu gió đại ngàn…

Hương cà phê thoảng đầy trong gió.

Quả cà phê chín màu đỏ tươi khi ghé răng cắn nhẹ vào vỏ một vị ngọt đằm hòa vào trong miệng, vị ngọt như đôi môi người con gái Êđê tôi nghe kể, ngọt như nước sông…  ngọt như tiếng nói của con gái Bana… bỏ vỏ đi và ngậm hạt cà phê có ai ngờ đâu cái vị đắng mà ta vẫn uống vào mỗi sáng mát trời hay những tối ngồi lạnh lẽo lại được bắt nguồn từ thứ quả có vị thanh mát đấy.

Facebook Comments Box
SHARE
Previous articleSUY NGHĨ
Next articleSống
I’m almost never serious, and I’m always too serious. Too deep, too shallow. Too sensitive, too cold hearted. I’m like a collection of paradoxes. (Ferdinand von Schrubentaufft)

Comment