Mới đây, nhân kỉ niệm 20 năm ngày ra đời liên hoan phim Busan, ban tổ chức liên hoan phim đã công bố danh sách 100 phim châu Á xuất sắc mọi thời đại, như một bước đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của liên hoan phim danh tiếng nhất Châu Á tổ chức thường niên tại thành phố Busan – Hàn Quốc.

Danh sách 100 tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất mọi thời đại được lấy dựa trên 73 phiếu bầu đến từ các nhà phê bình phim chuyên nghiệp, giám đốc sản xuất và ba đạo diễn tên tuổi: Mohsen Makhmalbaf (Iran), Bong Joon-ho (Hàn Quốc) và Apichatpong Weerasethakul (Thái Lan). Đây là một bước đi khôn ngoan và rất đáng trân trọng, khi mà điện ảnh thế giới và và đang bị thống trị bởi Mỹ và châu Âu, rất ít người có một cái nhìn thực sự tổng quát về điện ảnh châu Á, nơi mà có những tác phẩm điện ảnh nằm trong bất kì một giảng đường đại học nào về lĩnh vực này trên khắp thế giới.

Những đạo diễn bậc thầy như Yasujiro Ozu (Nhật Bản), Satyajit Ray (Ấn Độ), Akira Kurosawa, Vương Gia Vệ… có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều thế hệ đạo diễn trên thế giới với những thủ pháp nghệ thuật tiền phong và đầy sáng tạo. Điện châu Á chứa đựng sự nhạy cảm, tinh tế, những yếu tố tĩnh mịch của một thứ triết thuyết phương Đông quyến rũ mà không thiếu sự rực rỡ, khiếm tốn nhưng rất giàu sắc thái ẩn dụ. Một hình dạng nghệ thuật ở vị thế tối thượng của sự giản đơn mà sâu sắc.

Danh sách 100 phim xuất sắc nhất châu Á giống như một sự khám phá, một trải nghiệm, một sự nhắc nhở đến tất cả những ai yêu điện ảnh về một nền điện ảnh không ngừng tự đào sâu và tìm tòi về khía cạnh Á Đông nhất nhưng cũng từ đó lột tả được một cách vô cùng chân thành bản chất của con người, tính siêu hình của cuộc sống. Vị trí số 1 thuộc về Tokyo Story của đạo diễn Ozu Yasujiro . Cũng không có gì lạ, khi Tokyo Story luôn luôn được đánh giá như một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của lịch sử điện ảnh. Tác phẩm chứa đựng một chiều sâu cảm xúc mà rất nhiều bộ phim mong muốn đạt được. Nó đơn giản nhưng giàu hình ảnh, một tác phẩm ghi dấu ấn sâu đậm ở sự kể chuyện, trong đó tác giả không dùng hình ảnh để miêu tả sự kiện, mà dùng những khung hình tĩnh, và lời thoại để giúp ta nắm bắt câu chuyện từ đó cấy vào trong lòng người xem, một sự suy tư như chính phong cách của Ozu trong sự diễn giải, chậm và thấm.

Đặc biệt, trong 100 phim châu Á xuất sắc nhất, một phim của Việt Nam lọt vào danh sách là Mùi đu đủ xanh (The Scent of Green Papaya) của đạo diễn Trần Anh Hùng, bộ phim Việt Nam duy nhất từng được đề cử giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất, và cũng là bộ phim mang đến cho Trần Anh Hùng giải camera vàng dành cho phim đầu tay tại liên hoan phim Cannes. Điều thú vị là mặc dù phim có bối cảnh là Sài Gòn những năm 1950, nhưng lại được quay hoàn toàn ở Pháp. Bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ và những khuôn hình trong trẻo, thận trọng, Trần Anh Hùng mang đến một bộ phim đẹp từ từng khuôn hình, từ âm nhạc, và một câu chuyện tình yêu dịu dàng và đậm màu sắc Á Đông nên quyến rũ và rất dễ đồng cảm.

Kết lại, với sức ảnh hưởng quá mạnh mẽ của phương Tây và Mỹ đến những nền văn hoá như Việt Nam, việc bỏ sót những giá trị chân quý của điện ảnh châu Á là điều dễ nhận ra. Chính vì vậy, danh sách này dù cho chỉ là cái nhìn của một tập hợp nhỏ những người yêu điện ảnh cũng đêm lại những giá trị nhất định, đặc biệt là ở sự tham chiếu và tham khảo cho bất kì ai còn đang băn khoăn về giá trị của điện ảnh châu Á so với những nơi khác, cũng như băn khoăn về sự lựa chọn để thưởng thức điện ảnh ở khía cạnh nghệ thuật nhất bao hàm cả tính chất vị nhân sinh. Chính vì lẽ đó, nên tôi tập hợp lại đây danh sách 100 phim điện ảnh châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại, danh sách được lặp năm 2015, dưới sự chủ trì của ban tổ chức liên hoan phim Busan.

Sau đây là danh sách Asian Cinema 100 của Busan International Film Festival được đưa ra vào năm 2015, danh sách sẽ được cập nhật mỗi 5 năm. Các bạn có lẽ sẽ ngạc nhiên vì có đến 113 phim trong danh sách, vì tất nhiên 100 là một con số tượng chưng, chứ không phải là một con số chính xác. Nhưng đâu vấn đề gì, càng biết nhiều càng biết ít, nên ta càng có sự lựa chọn hơn cho sự tham khảo và tham chiếu của mình khi bước vào “lãnh địa cảm xúc” của điện ảnh châu Á.

1. Tokyo Story (Ozu Yasujiro, 1953) – Japan
2. Rashomon (Kurosawa Akira, 1950) – Japan
3. In the Mood for Love (Wong Kar Wai, 2000) – Hong Kong
4. The Apu Trilogy (Satyajit Ray) – India
[Pather Panchli: Song of the road – 1955, Aparajito: The Unvanquished – 1957, Apur Sansar: The World of Apu – 1959]
5. A City of Sadness (Hou Hsiao-hsien, 1989) – Taiwan
6. Seven Samurai (Kurosawa Akira, 1954) – Japan
7. A Brighter Summer Day (Edward Yang, 1991) – Taiwan
8. Spring in a Small Town (Fei Mu, 1948) – China
9. Still Life (Jia Zhang Ke, 2006) – China
10. The Housemaid (Kim Ki-young, 1960) – Korea

11. Close Up (Abbas Kiarostami, 1990) – Iran
12. A One and a Two (Edward Yang, 2000) – China
13. Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (Kim Ki-duk, 2003) – Korea
14. Oldboy (Park Chan-Wook, 2003) – Korea
15. Late Spring (Ozu Yasujiro, 1949) – Japan
16. A Taste of Cherry (Abbas Kiarostami, 1998) – Iran
17. Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives (Apichatpng Weerasethakul, 2010) – Thailand
18. Ugetsu Monogatari (Mizoguchi Kenji, 1953) – Japan
19. The Music Room (Satyajit Ray, 1958) – India
20. The Cloud-capped Star (Ritwik Ghatak, 1960) – India

21.Where is the Friend’s Home (Abbas Kiarostami, 1987) – Iran
22. Raise the Red Lantern (Zhang Yimou, 1991) – China
23. Sopyonje (Im Kwon Taek, 1993) – Korea
24. Crouching Tiger Hidden Dragon (Ang Lee, 2000) – Taiwan
25. Spirited Away (Miyazaki Hayao, 2001) – Japan
26. Tropical Malady (Apichatpong Weerasethakul, 2004) – Thailand
27. Mother (Bong Joon-ho, 2008) – Korea
28. Poetry (Lee Chang-dong, 2010) – Korea
29. A Separation (Asghar Farhadi, 2011) – Iran
30. A Touch of Zen (King Hu, 1969) – Taiwan

31. Manila in the Claws of Light (Lino Brocka, 1975) – Philippines
32. Mandala (In Kwon Taek, 1981) – Korea
33. A Moment of Innocence (Mohsen Makhmalbaf, 1981) – Iran
34. Happy Together (Wong Kar Wai, 1997) – Hong Kong
35. The River (Tsai Ming-Liang, 1997) – Taiwan
36. Blissfully Yours (Apichatong Weerasethakul, 2002) – Thailand
37. Awaara (Raj Kapoor, 1951) – India
38. Floating Clouds (Naruse Mikio, 1955) – Japan
39. Pyaasa (Guru Dutt, 1957) – India
40. The Lonely Wife (Satyajit Ray, 1964) – India

41. The Cow (Dariush Mehrjui, 1969) – Iran
42. Red Sorghum (Zhang Yimou, 1987) – China
43. Days of Being Wild (Wong Kar Wai, 1990) – Hong Kong
44. Farewell My Concubine (Chen Kaige, 1993) – China
45. Vive l’amour (Tsai Ming Liang, 1994) – Taiwan
46. The Adopted Son (Aktan Abdykalykov, 1998) – Kyrgyzstan
47. Peppermint Candy (Lee Chang-dong, 1999) – Korea
48. I Was Born, But… (Ozu Yasujiro, 1932) – Japan
49. The Story of the last Chrysanthemums (Mizoguchi Kenji, 1939) – Japan
50. Living [Ikiru] (Kurosawa Akira, 1952) – Japan

51. Sansho The Bailiff (Mizoguchi Kenji, 1954) – Japan
52. The House is Black (Forough Farrokhzad, 1963) – Iran
53. Woman in the Dunes (Teshigahara Hiroshi, 1964) – Japan
54. Scattered Clouds (Naruse Mikio, 1967) – Japan
55. Daughter in Law (Khodzhakuli Narliyev, 1972) – Turkmenistan
56. Dersu Uzala (Kurosawa Akira, 1975) – Japan
57. In the Realm of the Senses (Oshima Nagisa, 1976) – Japan
58. A time to live and a time to die (Hou Hsiao-hsien, 1985) – Taiwan
59. Through the Olive Trees (Abbas Kiarostami, 1994) – Iran
60. Children of Heaven (Majid Majidi, 1997) – Iran

61. Osama (Siddiq Barmak, 2003) – Afghanistan
62. West of Tracks (Wang Bing, 2003) – China
63. Paradise Now (Hany Abu Assad, 2005) – Palestine
64. Mukhsin (Yasmin Ahmad, 2006) – Malaysia
65. Secret Sunshine (Lee Chang-dong, 2007) – Korea
66. The Goddess (Wu Yonggang, 1934) – China
67. Humanity and Paper Balloons (Yamanaka Sadao, 1937) – Japan
68. Street Angels (Yuan Mizhi, 1937) – China
69. The Life of Oharu (Mizoguchi Kenji, 1952) – Japan
70. Mother India (Mehboob Khan, 1957) – India

71. Floating Weeds (Ozu Yasujiro, 1958) – Japan
72. Good Morning (Ozu Yasujiro, 1959) – Japan
73. Paper Flowers (Guru Dutt, 1959) – India
74. The Naked Island (Shindo Kaneto, 1960) – Japan
75. Intentions of Murder (Imamura Shohei, 1964) – Japan
76. A Man Vanishes (Imamura Shohei, 1967) – Japan
77. Holiday (Lee Man-hee, 1968) – Korea
78. The Cruel Sea (Khaled Al Siddiq, 1972) – Kuwait
79. Insiang (Lino Brocka, 1976) – Philippines
80. Vengeance Is Mine (Imamura Shohei, 1979) – Japan

81. Batch ’81 (Mike de Leon, 1982) – Philipines
82. Taipei Story (Edward Yang, 1984) – Taiwan
83. The Runner (Amir Naderi, 1985) – Iran
84. My Neighbor Totoro (Miyazaki Hayao, 1988) – Japan
85. Ju Dou (Zhang Yimou, 1990) – China
86. Life, and Nothing More (and Life Goes on…) (Abbas Kiarostami, 1992) – Iran
87. The Puppetmaster (Hou Hsiao-hsien, 1993) – Taiwan
88. Chungking express (Wong Kar Wai, 1994) – Hong Kong
89. The Scent Of Green Papaya (Tran Anh Hung, 1994) – Vietnam, France
90. Gabbeh (Mohsen Makhmalbaf, 1995) – Iran

91. The White Balloon (Jafar Panahi, 1995) – Iran
92. The Day a Pig Fell into The Well ( Hong Sangsoo, 1996) – Korea
93. Hana-bi (Kitaro Takeshi, 1997) – Japan
94. Flowers of Shanghai (Hou Hsiao-hsien, 1998) – Taiwan
95. Chunhyang (Im Kwon Taek, 1999) – Korea
96. The Color of Paradise (Majid Majidi, 1999) – Iran
97. The Poet (Garin Nugroho, 1999) – Iran
98. Blackboards (Samira Makhmalbaf, 2000) – Iran
99. The Circle (Jafar Panahi, 2000) – Iran
100. The Day I became a Woman (Marzieh Meshkini, 2000) – Iran

101. Devils on the Doorstep (Jiang Wen, 2000) – China
102. Platform (Jia Zhang Ke, 2000) – China
103. Kandahar (Mohsen Makhmalbaf, 2001) – Iran
104. Sympathy for Mr. Vengeance (Park Chan-wook, 2002) – Korea
105. The Wind Will Carry Us (Abbas Kiarostami, 2002) – Iran
106. Memories of Murder (Bong Joon-ho, 2003) – Korea
107. The World (Jia Zhang Ke, 2004) – China
108. Bright Future (Kurosawa Kiyoshi, 2004) – Japan
109. The Host (Bong Joon-ho, 2006) – Korea
110. Melancholia (Lav Diaz, 2008) – Phillippines
111. Wadjda (Haifaa Al-Mansour, 2012) – Saudi Arabia
112. Ilo Ilo (Anthony Chen, 2013) – Singapore
113. The Owners (Adilkhan Yerzhanov, 2014) – Kazakhstan

Comment