Thật ra thì tôi cũng đã viết vài dòng về Tuyết rồi, tuyết theo nghĩa của thời tiết chứ không phải tuyết của tiểu thuyết hay phim ảnh. Nhưng nhân tiện tuyết đã rơi ở đất nước mặt trời mọc, hay nói đúng hơn là rơi ở nơi mà có một cô bé đang thực hiện ước mơ của mình. Và như cảm xúc của bao người con khác của vùng nhiệt đới, cái cảm giác đầu tiên được nhìn thấy tuyết rơi thật khó tả thành lời, đó là cảm xúc của lần đầu tiên nhìn thấy cái mà mình vẫn hằng mong ước, cảm xúc trước sự trắng trong tinh khiết của H20 đóng thành tưng bông rơi chậm, gió thổi xoay vần, như bụi, mà không phải bụi, như mưa mà không phải mưa. Và cảm xúc đó thường thoát ra người với sự thích thú đôi khi quá khích rất dễ thương của bất kì ai lần đầu tiên thấy tuyết. Và tôi không nói tiếp về tuyết như một chủ thể của bài viết nữa, mà tôi nói đến cái đầu tiên.
Đầu tiên là tiền đâu, người ta hay nói vui thế, và cái sự hợp vần để tạo thành một câu hỏi tu từ hợp lý đến quái di đấy thật thú vị. Để làm được những thứ ta muốn, ta mong chờ, ta hy vọng thì tiền lại có vẻ là điều kiện tiên quyết để giúp ta có thể đạt được điều đó. Nhưng tiền có phải là điều kiện cần đầu tiên. Khônpg, điều kiện cần trước tiền là ta phải có mong ước và hy vọng đã. Nếu ta không có mong muốn đưojc nhìn tuyết, không có mong muốn đi nước ngoài thì tuyết lại trở thành xa lạ, nước ngoài thì cũng chẳng là gì, ta cứ chìm trong cái thế giới riêng ở nhà vậy là đủ, và ta nuôi dưỡng những ước mơ khác. Vậy có phải mong muốn là điều kiện đầu tiên? Nếu lại mổ xẻ tiếp thì có vẻ như không phải, trước đó phải là bối cảnh của gia đình và xã hội, nếu ta sinh ra là một đứa trẻ miền núi, ăn còn không đủ thì việc mong nhìn thấy tuyết là điều vớ vẩn nhất trên đời, có lẽ ta sẽ loanh quanh với việc làm sao cso thể có đủ ăn, đủ mặc cho cả gia đình. Ta phải sinh ra trong một xã hội hiện đại, một đô thị đàng hoàng, một mức sống vừa phải thì khi đó ước mong mới hợp lý và có thể đạt đến được. Nhưng đó vẫn chưa phải là cái đầu tiên, nó lại phỉa phụ thuộc vòa cá tính. Nếu cá tính người đó chỉ là một kẻ mơ mộng, không có ý trí cố gắng, mong ước rất nhiều nhưng chẳng làm gì cả, giống như người ta cứ cầu khấn Phật cho con giàu sang, hạnh phúc, cho con có nhiều tiên nhiều của nhưng bản thân người đó không cố gắng, không tự phấn đấu thì có đến mùa quýt thì quả vẫn không mọc…. Vậy là ta lại chạm vào bản ngã cho cái đầu tiên, nhưng đằng sau bản ngã còn có siêu ngã và tự ngã (theo Freud), tự bản thân bản ngã chưa chắc đã có thể độc lập điều chỉnh hành vi của mình, mà còn kết hợp với 2 thứ kia, mà 2 thứ kia lại là 2 thứ ẩn nấp, 2 trạng thái không xác đinh, vậy rõ ràng ta đang khi đi đến cái bản ngã cho cái đầu tiên quyết định việc thực hiện được mong ước lần đầu tiên. Ta lại đang tiệm cận vào vô ngã của đạo Phật. Không có cái đầu tiên, mọi thứ trên đời đều không có lõi, không có tự tính, không thể tồn tại độc lập, sống và phát triển độc lập. Giống như các nhà văn lý trong suốt thế kỉ 20 cứ đi tìm xem hạt nào là hạt cơ bản, hạt nào là lõi cấu tạo nên vật chất, nguyên tử, hạt nhân, proton, neutron, quark, graviton… và mỗi lần hạt mới nhỏ hơn đưojc tìm ra là một giải Nobel vật lý được trao, nhưng rồi cũng vẫn chưa phải nhỏ nhất. Con người có đầu óc kinh khủng thật (một số) nhưng rốt cuộc cũng chỉ tiệm cận với cái toàn thiện, nếu người con người mà thách thức tự nhiên, tự tìm ra được nguồn gốc của mình thì chắc tận thế lúc đấy là thật rồi. Vậy rốt cuộc, một tiến trình của một ước mơ để biến nó thành sự thật là một đường thẳng vô tận ở 2 đầu, không có điểm đầu xuất phát một cách tường minh.
Tôi ở bên này đến năm thứ 3, tuyết không còn là điều kinh ngạc, là điều mong muốn, là thứ còn gây ra hiệu ứng tình cảm mãnh liệt nữa, nhưng còn những người mới sang, hoặc những người sang những nước có điều kiện khí hâu tương tự, họ vẫn trầm trồ nhìn tuyết rơi, đi dưới tuyết và cảm thấy như mình chính là một nhân vật lãng mạn nào đó trong phim Hàn Quốc, vì đấy là lần đầu tiên của họ. Lần đầu tiên xảy ra với họ trong một mớ những điều kiện ban đầu mà nhà Phật gọi là duyên khởi. Cái duyên khởi cho họ một dự đoán từ trước điều họ mong muốn gặp sẽ đạt được nhưng họ vẫn không kìm được cảm xúc của mình khi nó đến, cái lần đầu tiên đó không phải tình cờ, cái sự ngạc nhiên đó không phải là điều không biết trước vì cái duyên để khởi lên điều đấy đã được họ chuẩn bị trước rất lâu rồi. Cái lần đầu tiên đó dĩ nhiên cảm xúc lớn nhất, thích thú nhất, “đầu tiên” luôn mang lại một trạng thái tinh thần mà những lần sau không thể có được, có chẳng nó lại đến nếu đó là lần đầu tiên của một sự việc hiện tượng khác. Vậy nên, tôi luôn cố gắng mơ thật nhiều cái có thể thực hiện, để tôi có thể có thật nhiều lần đầu tiên, và như thế tâm hồn tôi luôn tràn ngập cảm xúc, những cảm xúc hun đúc và sưởi ấm chính tính cách mình, làm cho cuộc sống trở nên phong phú, những nếp nhăn của khuôn mặt ngày càng nhiều vì những cảm xúc cao đạt được trong những lần đầu tiên đó. Tai sao không? Khi ta tự kiểm soát bản năng và cá tính của mình, thì đừng bao giờ mơ những thứ quá xa vời mà hãy đặt những ước mơ ngắn, nhưng mong ước đơn giản nhưng đáng giá để trải nghiệm. Mơ thật nhiều, hãy có thật nhiều lần đầu tiên để hưởng thụ cuộc sống một cách trọn vẹn.