Tuấn Lalarme

100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại (danh sách của BBC)

Năm 1998, Viện phim Mỹ (American Film Institute) đã công bố 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại, trong đó Citizen Kane của đạo điễn Orson Welles xếp vị trí thứ nhất. Vị trí thứ nhất đó luôn luôn được duy trì cho đến tận bây giờ, dù danh sách 100 phim đã ít nhiều thay đổi. Và Citizen Kane, ở năm 2015, vẫn nằm trong top phim hay nhất được các nhà phê bình khắp thế giới bình chọn cho một danh sách 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại do đài BBC khởi xướng.

Giống với bộ phim The Shawshank Redemption luôn luôn nằm số 1 trong top 250 phim được khán giả đại chúng yêu thích nhất trên trang web về dữ liệu phim ảnh IMDB, nhưng không có mặt trong top 100 phim của BBC. Citizen Kane chưa bao giờ đánh mất đi vị thế của mình trong lịch sử phát triển của điện ảnh. Trên trang IndiWire, có một nhận xét dành cho Citizen Kane của nhà phê bình Nicholas Barber như này:

“Ngày nay, không có đạo diễn mới vào nghề nào mới chỉ ở độ tuổi 25 lại được toàn quyền kiểm soát một dự án quan trọng. Và không có đạo diễn đầu tay nào có thể đến Hollywood với sự ngây thơ và ngạo mạn về thành công mà anh ta có thể đạt được. Vào năm 1941, Welles vừa là kẻ mới vào nghề, vừa là chuyên gia, vừa chưa tốt nghiệp vừa là giáo sư, vừa là Charlie trẻ tuổi và vừa là Charles Foster. Và nếu anh ta không bao giờ có một sự tự do và năng lượng không giới hạn để làm một bộ phim khác như Citizen Kane, thì không ai có thể làm. Điều đó cực kì đáng kể.”

Citizen Kane luôn được coi là tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại, cách sử dụng máy quay, cấu trúc câu chuyện… đều là những thứ đặt nền móng cho điện ảnh hiện đại, một tác phẩm tiên phong cho cách mạng điện ảnh xảy ra thập niên 40-50 cho dòng phim noir, cũng như nhiều bộ phim về sau.

Chính vậy, thật không lạ khi Citizen Kane kiêu hãnh ở vị trí số 1 của mình. Tôi nghĩ, một cách chủ quan rằng, chọn Citizen Kane cho vị trí số 1 là một sự lựa chọn khôn ngoan, cho dù có thể bộ phim ở thời điểm hiện tại không nhiều người xem và thích thú như cách The Godfather, hay The Dark Knight mang lại, nhưng nhưng đối với điện ảnh, nó có vị trí của một bậc tiền bối, so sánh một cách khập khiễng thì như Khổng Tử đối với việc học hành của các vài nước như Trung Quốc, Việt Nam vậy.

100 phim trong biển phim mênh mông mà nước Mỹ đã sản xuất, dù cho đạo diễn hay bối cảnh quay không thuộc về dân tộc Mỹ quả là một con số không nhiều, chính vì vậy, danh sách đối với người này người kia, có những thiếu sót nhất định. Một ví dụ điển hình là thiếu vắng tác phẩm được tôi cho là xuất sắc nhất của Stanley Kubrick A Clockwork Orange. Hay sự góp mặt của 12 years a Slave có vẻ chưa thoả mãn. Tất nhiên, mọi thứ đều tương đối, mấy chục nhà phê bình không đại diện được cho cả một nền điện ảnh, nên danh sách hoàn toàn mang tính chất tham khảo.

Số lượng phim trong từng thập kỉ được IndieWire tổng hợp lại như sao:

2000-hiện tại: 6
1990s: 8
1980s: 12
1970s: 21
1960s: 11
1950s: 15
1940s: 15
1930s: 7
1920s: 4
1910s: 1

Dưới đây là danh sách 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại của BBC:

100. Ace in the Hole (Billy Wilder, 1951)
99. 12 Years a Slave (Steve McQueen, 2013) – Review
98. Heaven’s Gate (Michael Cimino, 1980)
97. Gone With the Wind (Victor Fleming, 1939)
96. The Dark Knight (Christopher Nolan, 2008) – Review
95. Duck Soup (Leo McCarey, 1933)
94. 25th Hour (Spike Lee, 2002)
93. Mean Streets (Martin Scorsese, 1973)
92. The Night of the Hunter (Charles Laughton, 1955)
91. ET: The Extra-Terrestrial (Steven Spielberg, 1982)
90. Apocalypse Now (Francis Ford Coppola, 1979) – Review

89. In a Lonely Place (Nicholas Ray, 1950)
88. West Side Story (Robert Wise and Jerome Robbins, 1961)
87. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (Michel Gondry, 2004) – Review
86. The Lion King (Roger Allers and Rob Minkoff, 1994)
85. Night of the Living Dead (George A Romero, 1968)
84. Deliverance (John Boorman, 1972)
83. Bringing Up Baby (Howard Hawks, 1938)
82. Raiders of the Lost Ark (Steven Spielberg, 1981)
81. Thelma & Louise (Ridley Scott, 1991) – Review
80. Meet Me in St Louis (Vincente Minnelli, 1944)

79. The Tree of Life (Terrence Malick, 2011)
78. Schindler’s List (Steven Spielberg, 1993)
77. Stagecoach (John Ford, 1939)
76. The Empire Strikes Back (Irvin Kershner, 1980)
75. Close Encounters of the Third Kind (Steven Spielberg, 1977)
74. Forrest Gump (Robert Zemeckis, 1994)
73. Network (Sidney Lumet, 1976)
72. The Shanghai Gesture (Josef von Sternberg, 1941)
71. Groundhog Day (Harold Ramis, 1993)
70. The Band Wagon (Vincente Minnelli, 1953)

69. Koyaanisqatsi (Godfrey Reggio, 1982)
68. Notorious (Alfred Hitchcock, 1946) – Đọc thêm
67. Modern Times (Charlie Chaplin, 1936)
66. Red River (Howard Hawks, 1948)
65. The Right Stuff (Philip Kaufman, 1965)
64. Johnny Guitar (Nicholas Ray, 1954)
63. Love Streams (John Cassavetes, 1984)
62. The Shining (Stanley Kubrick, 1980)
61. Eyes Wide Shut (Stanley Kubrick, 1999)
60. Blue Velvet (David Lynch, 1986)

59. One Flew Over the Cuckoo’s Nest (Miloš Forman, 1975)
58. The Shop Around the Corner (Ernst Lubitsch, 1940)
57. Crimes and Misdemeanors (Woody Allen, 1989)
56. Back to the Future (Robert Zemeckis, 1985)
55. The Graduate (Mike Nichols, 1967)
54. Sunset Boulevard (Billy Wilder, 1950)
53. Grey Gardens (Albert and David Maysles, Ellen Hovde and Muffie Meyer, 1975)
52. The Wild Bunch (Sam Peckinpah, 1969)
51. Touch of Evil (Orson Welles, 1958)
50. His Girl Friday (Howard Hawks, 1940)

49. Days of Heaven (Terrence Malick, 1978)
48. A Place in the Sun (George Stevens, 1951)
47. Marnie (Alfred Hitchcock, 1964)
46. It’s a Wonderful Life (Frank Capra, 1946) 
45. The Man Who Shot Liberty Valance (John Ford, 1962)
44. Sherlock Jr (Buster Keaton, 1924)
43. Letter from an Unknown Woman (Max Ophüls, 1948)
42. Dr Strangelove (Stanley Kubrick, 1964)
41. Rio Bravo (Howard Hawks, 1959) – Đọc thêm
40. Meshes of the Afternoon (Maya Deren and Alexander Hammid, 1943)

39. The Birth of a Nation (DW Griffith, 1915)
38. Jaws (Steven Spielberg, 1975)
37. Imitation of Life (Douglas Sirk, 1959)
36. Star Wars (George Lucas, 1977)
35. Double Indemnity (Billy Wilder, 1944)
34. The Wizard of Oz (Victor Fleming, 1939)
33. The Conversation (Francis Ford Coppola, 1974)
32. The Lady Eve (Preston Sturges, 1941)
31. A Woman Under the Influence (John Cassavetes, 1974)
30. Some Like It Hot (Billy Wilder, 1959) – Review

29. Raging Bull (Martin Scorsese, 1980) – Review
28. Pulp Fiction (Quentin Tarantino, 1994)
27. Barry Lyndon (Stanley Kubrick, 1975)
26. Killer of Sheep (Charles Burnett, 1978)
25. Do the Right Thing (Spike Lee, 1989)
24. The Apartment (Billy Wilder, 1960)
23. Annie Hall (Woody Allen, 1977)
22. Greed (Erich von Stroheim, 1924)
21. Mulholland Drive (David Lynch, 2001)
20. Goodfellas (Martin Scorsese, 1990) – Review

19. Taxi Driver (Martin Scorsese, 1976)
18. City Lights (Charlie Chaplin, 1931)
17. The Gold Rush (Charlie Chaplin, 1925)
16. McCabe & Mrs Miller (Robert Altman, 1971)
15. The Best Years of Our Lives (William Wyler, 1946)
14. Nashville (Robert Altman, 1975)
13. North by Northwest (Alfred Hitchcock, 1959)
12. Chinatown (Roman Polanski, 1974)
11. The Magnificent Ambersons (Orson Welles, 1942)
10. The Godfather Part II (Francis Ford Coppola, 1974)

9. Casablanca (Michael Curtiz, 1942)
8. Psycho (Alfred Hitchcock, 1960)
7. Singin’ in the Rain (Stanley Donen and Gene Kelly, 1952)
6. Sunrise (FW Murnau, 1927)
5. The Searchers (John Ford, 1956)
4. 2001: A Space Odyssey (Stanley Kubrick, 1968)
3. Vertigo (Alfred Hitchcock, 1958)
2. The Godfather (Francis Ford Coppola, 1972)
1. Citizen Kane (Orson Welles, 1941)

Exit mobile version