Tôi đọc xong Siddhartha của Hesmann Hesse và không hề có ý định dám viết review về cuốn sách này, nó thực sự quá tầm với, quá sức hiểu biết và quá khả năng nhận thức còn nông cạn của tôi. Nhưng tôi có những cảm xúc, những cảm xúc mãnh liệt muốn được chút vào những từ ngữ – thứ mà vốn sẽ làm sai lệch đi ít nhiều sự ngộ về cuốn sách.

Ban đầu trước khi đọc tôi bị ngộ nhận rằng đây là một quyển sách nói về cuộc đời Đức Phat Thích Ca Mâu Ni. Nhưng chỉ là ngộ nhận, mặc dù câu chuyện xảy ra cùng thời điểm Đức Phật tại thế và cũng tại chính quê hương Ấn Độ của người, nhưng lại nói về một cuộc đời khác, hay nói đúng hơn là nói về một cuộc đời đã làm thế nào để đạt tới sự an tịnh của tâm hồn, sự thanh thản của cõi lòng, sự thông tuệ vô cùng về cuộc sống.

Cuộc đời của Siddhartha, từ khi còn là một thieeus niên trong gia đình Bà La Môn đầy thức giả cho đến khi trở thành một lão lái đồ với sự thông tuệ, an tịnh và rộng rãi là một cuộc đời kì lạ của những trải nghiệm, những thay đổi trong tư duy, trong cách nhìn nhận về cuộc sống, mỗi một bước ngoặt trong cuộc đời là một Siddhartha chết đi và hồi sinh một Siddhartha mới với những tư duy về cuộc sống và mục đích sống mới.

Một người Bà La Môn trẻ tuồi, từ bỏ gia đình, từ bỏ cuộc sống thương ngày để đi theo những người tu hành sa môn sống kham khổ tập nhịn đói, tập ngủ trong rừng để rồi một ngày chợt nhận thấy sự vô nghĩa khi cố gắng chối bỏ cuộc sống thực tại để tìm đến những sự an bình ngắn ngủi của sự nhẫn nại, khả năng chịu đói khát… như một kẻ say rượu tìm thấy sự khoái lạc trong chén rượu say, kẻ đàng điếm tìm thấy khoái lạc trong dục vọng ngắn hèn… Anh bỏ đi, tìm đến một thế giới khác, thế giới hoan lạc, thế giới mà trong đó người ta sống một cuộc sống trẻ thơ với những dục lụy xoay tròn. Anh nhận cô gái điếm yêu kiều Kamala làm thầy để học nghệ thuạt yêu đương, học nhà buôn Kawaswami nghệ thuật buôn bán, ban đầu anh coi khinh, anh tham gia vào vòng quay của dục vọng, tính toán nhỏ nhen với tâm thế của một kẻ bề trên, coi thường tất cả nhưng rồi với bản chất của con người anh bị dục vọng lôi kéo, bi cuốn vào canh bạc xúc xắc, bị những tham sân si chiếm trọn tâm hồn. Anh không còn là Siddhartha – người sa môn với sự nhẫn nại, khả năng chịu đói nữa… Khi nhận ra bản ngã của mình đang kéo mình xa khỏi con đường mà anh đã đang đi để tìm kiếm sự an lạc, hanh phúc thì a tìm đến với dòng sông để mong thoát khỏi cái thân xác phàm trần của mình… Khi đó anh nghe thấy tiếng của dòng sông nói với mình….

Câu chuyện của ông, về một người ngộ ra chân lý mà Đức Thích Ca Mâu Ni truyền dậy cho chúng sinh để đạt được sự thoát ngã, tìm đến cõi Niết Bàn, cõi an tịnh, xóa bỏ mọi tham sân si nhưng không đi theo con đường của Đức Phật, không chìm đắm trong những bài giảng của Người, mà ông nhận ra rằng từ ngữ không bao giờ có thể truyền đạt được trí huệ, khi dụng từ ngữ để nói đến sự thông tuệ mà những bậc thánh nhân đã ngộ ra được thì chỉ là sự gàn dở để rồi từ sự mâu thuẫn trong nhận thức đấy, ông đã quyết định đi con đường của mình để tìm đến sự khai sáng cho tâm hồn, để khiến mình thực sự tim được nguồn an tịnh trong cuộc sống.Và Siddhartha đã giác ngộ bên dòng sông. Cái tên Ấn Độ xuất phát từ tên con sôgn Ấn có lẽ vì thế dòng sông có một ý nghĩa linh thiêng với người Ấn Độ, họ tắm trên sông Hằng mong được gột rửa mọi tội lỗi, mọi nghĩ lễ thờ cúng đều lấy nước sông Hằng thêm nữa những người chết đều được mong hỏa thiêu dọc hai bên sông (mà nếu không có điều kiện để họa thiêu thì thường họ sẽ đặt xác hai bên sông luôn, bác mình đi Ấn Độ về bị choáng vì sự bẩn thỉu, mùi xú uế và những mảnh xác chết vương vãi đầy bên sông, bên những người sống đang tắm dưới sông 🙁 ).Có lẽ chính vì thế, Hermann Hesse đã để Siddhartha ngộ ra tính nhất thể của vạn vật, tìm thấy chân lý mà về bản chất cuộc sống bên dòng sông cùng với người lái đò già giản dị luôn biết cách lắng nghe dòng sông.

Hermann Hesse đã cho tôi thấy được, bản chất của cuộc sống không thể đi tìm trong những kiến giải, trong tri thức đồ sô của nhân loại, không thể nghe theo một tín điều nào đó, không thể cứ suy tư và nhẫn nại. CUộc đời tự nó cứ trôi và nếu bản thân ta không tự đi theo cuộc đời của chính bản thân ta, ném ta vào chính bản chất của mình mà để một ý tưởng, một khái niệm lôi kéo thì maĩ mãi ta không thể nhận ra được bản chất của cuộc sống, không thể hài lòng mãn nguyện, không thể tự mình điều hòa với bản ngã của chính mình. Chúng ta phải trải nghiệm qua mọi thứ của cuộc đời để có cặp mắt khoan dung với đồng loại, để thêm yêu mọi sự vật, để biết lắng nghe, không chỉ dòng sông mà từ hòn đá, cỏ cây, mọi sự vật bản thân nó đều có thể là người, là con vật… sự nhất thể của vạn vật là ngộ tính cuối cùng mà Siddhartha đã nhận được và anh đã cho người bạn trung thành thưở thiếu niên Govinda chứng nghiệm.

Facebook Comments Box
SHARE
Previous articleHương tết
Next articleParis
I’m almost never serious, and I’m always too serious. Too deep, too shallow. Too sensitive, too cold hearted. I’m like a collection of paradoxes. (Ferdinand von Schrubentaufft)

Comment